Vì sao nhiều người chán việc nhưng không thể nghỉ?

2024-08-20 HaiPress

Hãy tưởng tượng bạn đã đứng xếp hàng trong hơn hai giờ đồng hồ và chưa có hồi kết. Bạn muốn bỏ cuộc nhưng vì đã lãng phí quá nhiều thời gian chờ nên bạn cảm thấy mình nên kiên trì thêm. Đây chính là định nghĩa về "chi phí chìm" (sunk cost) - là việc nhiều người trong chúng ta tiếp tục chịu đựng điều gì đó bản thân rất ghét,chỉ vì chúng ta đã đi được một chặng đường dài và đã đổ rất nhiều công sức vào đó.

Điều này cũng áp dụng cho công việc. Hàng ngày,bạn đối mặt với công việc bế tắc dù đã làm trong một thời gian dài,hy vọng rằng sẽ nhận được gì đó nhưng "trái ngọt" không bao giờ đến. Bạn có niềm tin rằng đã dành nhiều thời gian và năng lượng cho một việc gì đó thì nên tiếp tục,thay vì từ bỏ.

Ảnh minh họa: Pexels

Chuyên gia nhân sự Tsvetelina Nasteva tại Đại học Kinh tế Varna (Bulgaria) giải thích,một số người nghĩ ở lại một công ty trong thời gian dài sẽ được đền đáp bởi một số nơi vẫn thưởng cho những nhân viên trung thành. Nhiều người tiếp tục làm những công việc không tốt cho họ,hy vọng bản thân sẽ được chú ý hoặc thăng tiến,ngay cả khi điều đó không chắc xảy ra. Ngoài ra,tư tưởng về "một nơi an toàn" cũng khiến nhiều người xuất hiện tâm lý "chán nhưng không bỏ".

Chuyên gia về quan hệ nhân viên Jim Moore của tổ chức nguồn nhân lực Hamilton Nash (Anh) cho rằng đối với nhiều người lao động,một công việc an toàn nhưng bế tắc có vẻ là giải pháp tốt hơn là mạo hiểm chuyển sang một vai trò mới mà không biết nó sẽ kéo dài được bao lâu. Nợ ngân hàng,chi phí nuôi con cái và các áp lực khác về sinh hoạt có thể khiến mọi người phải phụ thuộc vào mức lương ổn định,ngay cả khi công việc không như mong đợi và nhàm chán.

Vậy người lao động nên làm gì khi đã chán việc?

Nghỉ việc và tìm kiếm một vị trí mới là một quyết định lớn trong cuộc đời,cần phân tích cẩn thận tình hình hiện tại của bạn để lập kế hoạch cho bước đi tiếp theo. Nếu bạn đang mắc kẹt trong một công việc bế tắc,có lẽ đã đến lúc tìm kiếm cơ hội ở nơi khác.

Tuy nhiên,cần lưu ý những điểm quan trọng như: Không nên công bố rộng rãi ý định nghỉ việc trước khi tìm được việc mới; Xem xét tình hình tài chính cẩn trọng và nên nhớ không công việc nào hoàn hảo.

Nếu bạn đã dành thời gian để phân tích tình hình công việc của mình và kết luận rằng mình đã rơi vào ngõ cụt,thì đây là cơ hội để bạn khám phá những chân trời mới về mặt cá nhân và nghề nghiệp.

Ngay cả những trải nghiệm tiêu cực cũng có giá trị như những trải nghiệm tích cực. Cần lưu ý đến những điểm mà vị trí hiện tại của bạn đã làm bạn thất vọng,đó là chìa khóa để đảm bảo công việc tiếp theo không lặp lại những lỗi tương tự.

Lên kế hoạch cẩn thận,dành thời gian để tự suy ngẫm và khai thác cảm xúc của bạn,đây chính là chìa khóa cho hành trình tương lai.

Thùy Linh (Theo Metro,BetterUp)

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này được sao chép từ các phương tiện khác. Mục đích của việc in lại là để truyền tải thêm thông tin. Điều đó không có nghĩa là trang web này đồng ý với quan điểm của nó và chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó và không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. Tất cả tài nguyên trên trang web này được thu thập trên Internet. Mục đích chia sẻ chỉ dành cho việc học và tham khảo của mọi người. Nếu có vi phạm bản quyền hoặc sở hữu trí tuệ, vui lòng để lại tin nhắn cho chúng tôi.
©bản quyền 2009-2020 Thông tin Giáo dục Việt Nam      Liên lạc với chúng tôi   SiteMap