Mới nhất
Liên kết thân thiện
- नमस्ते भारत
- Mạng ứng dụng thông minh
- Mạng giải trí việt nam
- Mạng giải trí việt nam
- Mạng lưới du lịch việt nam
- Báo công ty
- Tiếng nói của việt nam
- Việt nam hàng ngày
- Nhật Bản Nhân dân Việt Nam hàng
- Mạng công nghệ việt nam
- Việt Nam chuyển phát nhanh
- Truyền hình BIBI
- Báo kinh tế việt nam
- Nhật báo hàng ngày
- Nhật báo hàng ngày
Loãng xương ở trẻ
2024-10-20 HaiPress
Loãng xương là tình trạng làm xương yếu đi,dễ gãy hơn,phổ biến ở người cao tuổi,phụ nữ sau mãn kinh. Tuy nhiên,trẻ vị thành viên cũng có thể bị loãng xương,thường gặp ở tuổi 8-14. Đây là vấn đề sức khỏe cần được quan tâm vì xảy ra khi trẻ đang trong quá trình phát triển xương.
Phân loại
Loãng xương thứ phát thường do mắc trẻ mắc các bệnh lý khác. Một số nguyên nhân gây bệnh như viêm khớp,tiểu đường,bệnh xơ nang,bệnh bạch cầu,bệnh Celiac (bệnh không dung nạp gluten),cường giáp,hội chứng Cushing,hội chứng kém hấp thu,bệnh thận,các rối loạn ăn uống...
Một số loại thuốc cũng có thể dẫn đến loãng xương ở trẻ vị thành niên. Cụ thể như thuốc chữa bệnh ung thư,thuốc chống co giật do bệnh động kinh,viêm khớp. Nếu trẻ mắc một trong những tình trạng này,phụ huynh có thể trao đổi với bác sĩ để kiểm tra mật độ xương cho bé.
Loãng xương vô căn tức không biết nguyên nhân gây bệnh,ít phổ biến hơn loãng xương thứ phát. Tình trạng này thường bắt đầu ngay trước tuổi dậy thì. Mật độ xương của trẻ có khả năng phục hồi phần lớn trong tuổi dậy thì nhưng khó đạt đỉnh khi trưởng thành.
Triệu chứng
Đau ở lưng dưới,hông,đầu gối,mắt cá chân và bàn chân.
Gãy xương ở chân,mắt cá chân hoặc bàn chân.
Khó khăn khi đi bộ.
Biến chứng
Đây không phải là bệnh lý cấp tính đe dọa tính mạng nhưng tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm trong tương lai. Trẻ dễ biến dạng cột sống,lồng ngực,ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp. Bệnh nhi bị xương thủy tinh dù chỉ va chạm nhẹ cũng có thể gãy xương dài. Trường hợp trẻ bị lún xẹp đốt sống đối mặt với nguy cơ tàn tật suốt đời.
Chẩn đoán
Loãng xương ở trẻ em khó nhận biết. Quét mật độ xương là cách xác định khối lượng xương suy giảm.
Xét nghiệm máu để đo nồng độ canxi và kali trong máu giúp chẩn đoán tình trạng này.
Bác sĩ cũng có thể chụp X-quang nhằm phát hiện đốt sống xẹp lún.
Điều trị
Nguyên tắc điều trị loãng xương cho trẻ là đảm bảo chế độ tập luyện,dinh dưỡng. Trẻ cần bổ sung canxi và vitamin D. Tùy vào nguyên nhân gây loãng xương,bác sĩ chỉ định dùng thuốc phù hợp.
Các chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn trẻ những bài tập phù hợp,an toàn và không gây gãy xương,góp phần thúc đẩy xương phát triển.
Lê Nguyễn (Theo WebMD)