Ba phương pháp chữa động kinh

2024-12-02 HaiPress

Động kinh là bệnh lý thần kinh,xuất phát từ những bất thường trong não,kích thích các nhóm tế bào thần kinh vỏ não,dẫn đến phóng điện đột ngột và không kiểm soát. Tùy vùng vỏ não bị kích thích,người bệnh có thể có các triệu chứng khác nhau như co giật,cơn vắng ý thức đột ngột,co cứng tay chân,mặt đờ đẫn,xoay đầu hoặc xoa tay không chủ đích...

BS.CKII Trần Lê Thanh Tâm,Trưởng Đơn vị Thần kinh,Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7,cho biết có thể điều trị khỏi hẳn hoặc chỉ kiểm soát cơn động kinh. Phương pháp và phác đồ điều trị khác nhau tùy vào từng người bệnh,nguyên nhân,triệu chứng,bệnh nền kèm theo. Dưới đây là ba phương pháp phổ biến điều trị bệnh này.

Điều trị nội khoa (dùng thuốc)

Phần lớn người bệnh động kinh được điều trị nội khoa bằng một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc kháng động kinh. Thời gian điều trị thường kéo dài nhiều năm. Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ. Người bệnh nên tuân thủ liều lượng,cách dùng,tái khám theo đúng hẹn của bác sĩ.

Phẫu thuật

Phương pháp này được chỉ định cho người bệnh động kinh kháng điều trị nội khoa hoặc động kinh do các bệnh lý gây tổn thương thần kinh trung ương như u não,thoát vị não,dị dạng mạch máu não,não úng thủy,đột quỵ xuất huyết não.

Bác sĩ Tâm khám cho người bệnh. Ảnh minh họa: Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7

Kích thích dây thần kinh phế vị

Dây thần kinh phế vị (dây thần kinh số 10) có vai trò chi phối vận động và cảm giác của nhiều hệ cơ quan trong cơ thể như tim mạch,tiêu hóa,thận,hệ sinh dục,hệ hô hấp...

Thiết bị kích thích dây thần kinh phế vị (Vagus Nerve Stimulation - VNS) được cấy ghép vào lớp da dưới ngực người bệnh,tương tự máy tạo nhịp tim. Dây từ máy kích thích kết nối với dây thần kinh phế vị tại cổ. Thiết bị chạy bằng pin gửi những luồng năng lượng điện qua dây thần kinh phế vị và đi đến não,từ đó giúp kiểm soát tình trạng phóng điện bất thường và đột ngột trong não,ngăn ngừa cơn động kinh tái phát.

Bác sĩ có thể chỉ định phương pháp kích thích dây thần kinh phế vị trong trường hợp động kinh cục bộ và toàn thể vô căn,động kinh cục bộ đa ổ,cơn tăng trương lực hoặc mất trương lực cơ,động kinh co cứng hoặc co giật toàn thể...

Bác sĩ Tâm khuyến cáo người bệnh động kinh nên khám và điều trị kịp thời tại chuyên khoa thần kinh hoặc phẫu thuật thần kinh. Bệnh để lâu có thể gây biến chứng nguy hiểm như rối loạn phát triển tâm vận động,cơn động kinh xảy ra đột ngột dẫn đến tai nạn thương tích,đuối nước,đột tử. Người bệnh động kinh không tự ý dùng thuốc hoặc áp dụng biện pháp thiếu khoa học. Không uống rượu bia và các chất kích thích thần kinh. Áp dụng chế độ học tập,làm việc,nghỉ ngơi khoa học,ngủ đủ giấc,kiểm soát căng thẳng. Điều trị các bệnh nhiễm trùng nếu có góp phần giảm nguy cơ kích ứng não gây co giật.

Để tránh gặp vấn đề nguy hiểm do cơn động kinh khởi phát đột ngột,người bệnh nên có các biện pháp bảo vệ chủ động khi lái xe,nấu ăn,leo núi,bơi lội...

Trường Giang

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh thần kinh tại đây để bác sĩ giải đáp

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này được sao chép từ các phương tiện khác. Mục đích của việc in lại là để truyền tải thêm thông tin. Điều đó không có nghĩa là trang web này đồng ý với quan điểm của nó và chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó và không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. Tất cả tài nguyên trên trang web này được thu thập trên Internet. Mục đích chia sẻ chỉ dành cho việc học và tham khảo của mọi người. Nếu có vi phạm bản quyền hoặc sở hữu trí tuệ, vui lòng để lại tin nhắn cho chúng tôi.
©bản quyền 2009-2020 Thông tin Giáo dục Việt Nam      Liên lạc với chúng tôi   SiteMap