Mới nhất
Liên kết thân thiện
- नमस्ते भारत
- Mạng ứng dụng thông minh
- Mạng giải trí việt nam
- Mạng giải trí việt nam
- Mạng lưới du lịch việt nam
- Báo công ty
- Tiếng nói của việt nam
- Việt nam hàng ngày
- Nhật Bản Nhân dân Việt Nam hàng
- Mạng công nghệ việt nam
- Việt Nam chuyển phát nhanh
- Truyền hình BIBI
- Báo kinh tế việt nam
- Nhật báo hàng ngày
- Nhật báo hàng ngày
Tàu Nga bị tố 'bắn đạn tín hiệu' về phía trực thăng Đức
2024-12-05 HaiPress
Hãng thông tấn DPA của Đức ngày 4/12 dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết sự việc xảy ra khi trực thăng quân sự nước này bay trinh sát ở Biển Baltic,trong đó một tàu Nga đã "bắn các quả đạn tín hiệu" về phía trực thăng. Thời gian diễn ra sự việc và danh tính tàu Nga không được công bố.
Truyền thông Đức cũng không đề cập loại "đạn tín hiệu" được sử dụng,nhưng nhiều khả năng đó là pháo sáng. Đây không phải vũ khí,song có thể tạo ra nhiệt độ lên tới hàng nghìn độ C khi cháy. Tàu thuyền và máy bay thường được trang bị pháo sáng để phát tín hiệu hoặc dùng làm nguồn sáng trong trường hợp khẩn cấp.
"Nga đang đẩy mạnh hoạt động chiến tranh lai nhằm vào trật tự châu Âu. Đã có một số trường hợp tàu chở dầu hoạt động bất hợp pháp ở Biển Baltic để lách lệnh trừng phạt,đồng thời xảy ra vụ trực thăng Đức bất ngờ bị một trong các tàu đó nhắm mục tiêu",Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nói với báo giới sau hội nghị bộ trưởng quốc phòng NATO ở Bỉ cùng ngày.
Giới chức Nga chưa đưa ra bình luận,trong khi Bộ Quốc phòng Đức nói chưa thể xác nhận thông tin.
Trực thăng quân sự Sea Lynx của Đức trong bức ảnh đăng ngày 4/12. Ảnh: DPA
Ngoại trưởng Baerbock cũng cáo buộc Nga đã phá hủy các tuyến cáp biển và làm gián đoạn tín hiệu định vị vệ tinh GPS tại Biển Baltic.
Chiến tranh lai là thuật ngữ dùng để chỉ loại hình chiến tranh kết hợp nhiều phương thức,từ chính trị,quân sự cho tới tấn công mạng.
Thông tin xuất hiện giữa lúc NATO tìm cách tăng cường giám sát ở Biển Baltic nhằm phát hiện mối đe dọa tiềm tàng đối với cơ sở hạ tầng quan trọng,như tuyến cáp ngầm dưới biển hay đường ống khí đốt.
Vị trí Biển Baltic. Đồ họa: BBC
Hai tuyến cáp ngầm ở Biển Baltic,một nối Phần Lan với Đức và một nối Thụy Điển với Litva,hồi tháng trước lần lượt bị hỏng chỉ trong vòng chưa đầy 24 giờ,khiến Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius nhận định đây là "hành động phá hoại".
Đức,Thụy Điển,Litva tuần trước đồng loạt mở cuộc điều tra hình sự,nghi ngờ tàu hàng Yi Peng 3 của Trung Quốc gây ra sự việc. Con tàu rời cảng Ust-Luga của Nga hôm 15/11.
Moskva khẳng định không liên quan vụ hai tuyến cáp ngầm ở Biển Baltic bị hư hại.
Phạm Giang (Theo DPA,Anadolu,Reuters)