Mới nhất
Liên kết thân thiện
- नमस्ते भारत
- Mạng ứng dụng thông minh
- Mạng giải trí việt nam
- Mạng giải trí việt nam
- Mạng lưới du lịch việt nam
- Báo công ty
- Tiếng nói của việt nam
- Việt nam hàng ngày
- Nhật Bản Nhân dân Việt Nam hàng
- Mạng công nghệ việt nam
- Việt Nam chuyển phát nhanh
- Truyền hình BIBI
- Báo kinh tế việt nam
- Nhật báo hàng ngày
- Nhật báo hàng ngày
Nhiễm độc gan
2024-06-24 HaiPress
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Huỳnh Hoài Phương,Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa,Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM.
Tổn thương gan do nhiễm độc gan có thể gây suy giảm chức năng gan,nặng hơn là suy gan. Viêm gan cấp tính là hình thái tổn thương thường gặp nhất trong gan nhiễm độc.
Triệu chứng
Đa số bệnh nhân bị nhiễm độc gan không biểu hiện triệu chứng lâm sàng,chỉ phát hiện qua xét nghiệm các chỉ số men gan cho thấy kết quả bất thường. Một số dấu hiệu người bệnh có thể gặp như sau:
Mệt mỏi.
Sốt nhẹ.
Chán ăn.
Buồn nôn và nôn.
Đau tức vùng hạ sườn phải.
Vàng da.
Nước tiểu sậm màu.
Ngứa ngoài da do ứ mật.
Gan to.
Rối loạn đông máu (xuất huyết dưới da,chảy máu niêm mạc miệng...).
Hội chứng não gan (rối loạn định hướng không gian,thời gian,lú lẫn,hôn mê...).
Gan nhiễm độc mạn tính dẫn tới xơ hóa gan và xơ gan,đặc trưng bởi các triệu chứng:
Mất bù cấp tính (cổ trướng,xuất huyết tiêu hóa,vàng da...).
Khối u ở gan.
Sốt,nổi ban.
Hội chứng Stevens-Johnson (tình trạng da nghiêm trọng đặc trưng với những nốt ban đỏ,nốt bóng nước,sau đó bong tróc).
Nguyên nhân
Gan nhiễm độc có nhiều nguyên nhân,trong đó thường gặp nhất do lạm dụng thuốc,thực phẩm chức năng,thảo dược,rượu bia.
Biến chứng
Tình trạng nhiễm độc gan nếu không được xử trí sớm và đúng cách có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như tổn thương gan cấp tính (như suy gan cấp),về lâu dài gây xơ hóa gan và xơ gan.
Bác sĩ Phương khám cho bệnh nhân. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Điều trị
Tùy theo mức độ nhiễm độc của gan,bác sĩ điều trị phù hợp như sau:
Loại bỏ các chất gây nhiễm độc: Trong điều trị nhiễm độc gan,bác sĩ ưu tiên xác định và loại bỏ những chất gây nhiễm độc như các loại thuốc,rượu bia... Trong đó,rượu bia là nguyên nhân thường gặp gây nhiễm độc ở gan,phần lớn là ở nam giới. Với trường hợp này,bác sĩ khuyến khích người bệnh điều trị cai nghiện rượu.
Hỗ trợ gan: Dùng các loại thuốc đã được nghiên cứu có tác dụng hạ men gan,hỗ trợ nâng đỡ gan,bổ sung các loại axit amin thiết yếu giúp tăng cường phục hồi gan.
Thay huyết tương: Phương pháp này được sử dụng khi có tình trạng suy gan cấp không đáp ứng điều trị nội khoa thông thường. Thay huyết tương sử dụng máy lọc máu liên tục để loại bỏ một phần huyết tương và các chất có trong huyết tương,qua đó loại bỏ các chất độc sản sinh trong quá trình chuyển hóa,nâng đỡ gan trong lúc chờ đợi gan hồi phục hoặc chờ ghép gan.
Ghép gan: Bác sĩ cân nhắc áp dụng cho các trường hợp gan nhiễm độc nghiêm trọng không có khả năng hồi phục,người bệnh có nguy cơ tử vong nếu không được ghép gan.
Phòng ngừa
Để bảo vệ gan không bị nhiễm độc,người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống,sinh hoạt,nghỉ ngơi khoa học và điều độ. Thực đơn mỗi ngày nên tăng cường vitamin B,C và E,khoáng chất như kẽm,selen để hỗ trợ gan chuyển hóa độc chất tốt hơn. Uống nhiều nước,hạn chế dùng rượu bia và món ăn nhiều dầu mỡ,đồ ăn nhanh.
Người bệnh không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ,chỉ sử dụng thuốc khi cần thiết,đúng liều lượng. Trường hợp dùng thuốc lâu dài có thể dùng thêm thuốc có khả năng bảo vệ gan,hạ men gan,giải độc và tăng cường chức năng gan,đảm bảo các hoạt động chuyển hóa của cơ quan này theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tập thể dục thường xuyên,tránh tiếp xúc chất độc trong không khí như khói bụi,thuốc trừ sâu,phân bón... trong thời gian dài. Khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần và khi có các dấu hiệu bất thường.
Thảo Nhi
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp