Mới nhất
Liên kết thân thiện
- नमस्ते भारत
- Mạng ứng dụng thông minh
- Mạng giải trí việt nam
- Mạng giải trí việt nam
- Mạng lưới du lịch việt nam
- Báo công ty
- Tiếng nói của việt nam
- Việt nam hàng ngày
- Nhật Bản Nhân dân Việt Nam hàng
- Mạng công nghệ việt nam
- Việt Nam chuyển phát nhanh
- Truyền hình BIBI
- Báo kinh tế việt nam
- Nhật báo hàng ngày
- Nhật báo hàng ngày
Tôi muốn công bằng về tài chính sau hôn nhân
2024-08-16 HaiPress
Tôi và bạn trai đều 27 tuổi,yêu nhau hơn một năm và nhiều lần anh nhắc đến việc về chung một nhà. Tuy nhiên,tôi vẫn cảm thấy chưa sẵn sàng để bước vào hôn nhân. Chúng tôi có thu nhập khoảng 22 triệu đồng mỗi tháng (mỗi người). Anh sống ở Hà Nội,trong khi tôi đến từ một tỉnh Tây Bắc. Tôi gửi cho bố mẹ mỗi tháng khoảng năm triệu đồng vì họ là nông dân,đã vất vả nuôi dưỡng anh em chúng tôi ăn học. Tôi dự định sẽ tiếp tục hỗ trợ họ như vậy sau khi kết hôn và nếu có phát sinh chi phí bất ngờ,tôi sẵn sàng gửi thêm. Gia đình bạn trai khá giả hơn. Hai năm trước,bố mẹ anh tài trợ một phần tiền để anh mua nhà. Hiện tại,anh còn phải trả nợ ngân hàng mỗi tháng khoảng 10 triệu đồng.
Tính tôi độc lập,cả hai luôn chia sẻ chi phí trong mối quan hệ. Anh trả cái này thì tôi trả cái khác,tổng thể chi phí giữa hai chúng tôi luôn tương đương. Anh thỉnh thoảng mua quà tặng tôi,tôi cũng tặng lại anh,chúng tôi không gặp vấn đề gì lớn trong mối quan hệ. Tôi tự lo cho bản thân trong mọi việc,từ sức khỏe đến những nhu cầu hàng ngày.
Tuy nhiên,khi nghĩ đến việc kết hôn,tôi có một số lo lắng. Anh muốn là người quản lý tài chính vì anh giỏi việc này hơn. Tôi không có vấn đề gì với việc này,nhưng có một số điểm khiến tôi băn khoăn.
- Tiền phụng dưỡng bố mẹ: tôi gửi cho bố mẹ mình mỗi tháng năm triệu đồng. Bố mẹ anh sống gần nhà anh,vì vậy chúng tôi cũng sẽ phải trích một quỹ để chăm sóc họ,bao gồm mua sắm,dẫn đi ăn uống và du lịch. Tôi lo lắng về việc chia sẻ quỹ này thế nào cho hợp lý.
- Tiền trả nợ ngân hàng: Anh có khoản nợ ngân hàng khoảng 10 triệu đồng mỗi tháng,do anh mua nhà trước khi chúng tôi kết hôn. Tôi chưa hỏi về việc có đứng tên trên tài sản cùng anh sau khi kết hôn hay không. Chúng tôi cần phải giải quyết vấn đề này một cách công bằng.
- Các chi phí khác: chi phí điện nước,phí quản lý chung có thể tốn khoảng sáu triệu đồng mỗi tháng. Thêm vào đó là chi phí ăn uống ở Hà Nội,nơi chúng tôi sẽ nấu cơm nhà. Khi tính toán tổng thu nhập của hai chúng tôi,khoảng 40 triệu đồng mỗi tháng,tôi cảm thấy chưa tự tin để kết hôn và sinh con.
- Một vấn đề khác là quỹ tiền chung. Tôi băn khoăn về: Thứ nhất là tiền đám cưới. Nếu anh đề xuất sử dụng tiền mừng cưới để trả nợ ngân hàng,tôi không đồng ý. Tiền mừng cưới có ý nghĩa đặc biệt và không nên được sử dụng để trả nợ. Tôi cảm thấy nếu chúng tôi chia tiền theo tỷ lệ nhà ai cho thì đưa lại người đó,điều này có thể làm mất đi ý nghĩa của món quà mừng cưới. Thứ hai,tiết kiệm hàng tháng. Nếu chúng tôi có tiền tiết kiệm hàng tháng và anh muốn sử dụng số tiền này để trả nợ ngân hàng,tôi không chắc liệu đây có phải là giải pháp hợp lý không. Chúng tôi cần tìm cách xử lý vấn đề này sao cho công bằng và hợp lý.
Tôi lo lắng việc nếu kết hôn và sau đó gặp khó khăn,tôi sẽ trở thành người phụ thuộc vào tài chính của anh. Tôi sợ nếu cuộc hôn nhân không bền vững,tôi có thể ra đi với hai bàn tay trắng,đặc biệt khi anh phải trả nợ ngân hàng và chỉ còn lại một phần nhỏ để sống. Về ngoại hình,học vấn và công việc,tôi cảm thấy không thua kém anh,điều kiện kinh tế của gia đình tôi không bằng gia đình anh. Tôi thấy cần phải suy nghĩ kỹ lưỡng và có sự chuẩn bị tốt về mặt tài chính trước khi bước vào hôn nhân. Rất mong nhận được tư vấn và chia sẻ từ mọi người. Tôi cần tìm ra cách giải quyết công bằng và hợp lý cho những vấn đề tài chính này để đảm bảo rằng cả hai đều cảm thấy thoải mái và an tâm khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Xin cảm ơn mọi người đã lắng nghe và giúp đỡ.
Hoài Phương